Phân biệt biện pháp thi công tổng thể và biện pháp thi công chi tiết
Để công trình thi công đạt chất lượng và đưa vào vận hành trong thời gian sớm nhất đòi hỏi nhà thầu thi công phải nắm chắc biện pháp thi công, tập trung mọi nguồn lực cả nhân lực lẫn vật lực. Trước tiên, nhà thầu cần tổ chức biện pháp thi công tổng thể và biện pháp thi công chi tiết. Phân biệt 2 biện pháp này như thế nào? Cùng Xây dựng Gia Nguyễn tìm hiểu nhé!
1. Biện pháp thi công tổng thể
Sau khi nhận hợp đồng thi công, chủ thầu sẽ nhận luôn mặt bằng. Tiến hành khảo sát địa lý, khoanh vùng khu vực thi công. Tập trung nguyên vật liệu, máy móc cần thiết cho công trình sắp thi công (ước tính thời gian từ 2-5 ngày).
Sau khi dựng rào chắn xung quanh công trình thì tiến hành chuẩn bị mặt bằng thi công. Bao gồm: dựng nhà ban chỉ huy công trường, nhà ở công nhân, bếp, kho, xưởng gia công coffa sắt thép , lắp đặt hệ thống điện, nước đến các vị trí cần thiết trên công trường, kiểm tra hệ thống lưới điện, hệ thống thoát nước,…Nếu chưa có hoặc chưa đạt chuẩn thì cần bổ sung gấp.
Sau khi chuẩn bị hết đủ các thứ cần thiết thì sẽ tập trung nhân lực cho các hạng mục. Dự trù lượng nhân công, tùy thuộc vào các hạng mục mà chọn lượng công nhân cho phù hợp.
Nhân lực cho công trình đã xong thì chúng ta cần có một bản kế hoạch cụ thể về vật tư, nguyên vật liệu. Dự phòng cho những tình huống bất ngờ, hạn chế mức thấp nhất việc công trình bị gián đoạn do thiếu nguyên vật liệu hay vật tư không đủ.
Ban chỉ huy công trường luôn có mặt tại công trường 24/24 giờ trong thời gian thi công để đôn đốc, nhắc nhở công nhân. Kiểm tra, chỉ đạo và giám sát công trình sát sao nhằm đảm bảo công trình diễn ra đúng tiến độ, chất lượng.
2. Biện pháp thi công chi tiết
Khác với biện pháp thi công tổng quát thì biện pháp thi công chi tiết đòi hỏi chủ thầu phải vạch chi tiết các biện pháp thi công.
Bản biện pháp chi tiết cần cụ thể, chi tiết như chính tên gọi của nó vậy: Thiết lập hệ thống trắc đạc công trình; Chuẩn bị mặt bằng; Tháo dỡ công trình cũ;…
- Thiết lập hệ thống trắc đạc công trình: Cùng với việc chuẩn bị công trường, kết hợp các trục tọa độ, cao độ chuẩn mà chủ đầu tư đã giao, nhà thầu phải tiến hành thiết lập hệ trục chuẩn thi công công trình.
- Chuẩn bị mặt bằng: Tiến hành thu dọn các chướng ngại vật ra khỏi phạm vi công trình để không làm trở ngại quá trình thi công công trình.
- Tháo dỡ công trình cũ: Tất cả những công trình cũ không liên quan đến công trình mới đều bị loại bỏ ra khỏi khu vực rào chắn thi công.
- Tiến hành thi công phần mái: Mái tôn cũ được tháo đỡ và vận chuyển ra khỏi nhà máy tới bãi rác thải theo quy định.
- Thi công ép cọc: Khi thử tĩnh cọc đạt theo đúng yêu cầu thiết kế. Nhà thầu sẽ tiến hành ép cọc đại trà theo thiết kế.
- Biện pháp xây tô: Công Tác xây phải thực hiện đúng quy phạm, đúng thiết kế.
- Biện pháp hoàn thiện: Cần được vạch cụ thể từ sơn loại gì, màu gì và phải phù hợp với công trình. Sau đó đến hệ thống điện, nước cho công trình cũng phải được đảm bảo trước khi bàn giao công trình.

Ví dụ biện pháp thi công đắp nền
Một công trình thành công là một công trình có sự đầu tư về mặt nội dung lẫn kỹ thuật. Đừng bỏ lỡ Cách lập bản tiến độ thi công chuẩn cho mọi công trình xây dựng mà chúng tôi đã chia sẻ. Hãy để Xây dựng Gia Nguyễn cùng các nhà thầu hoàn thiện những công trình/ dự án siêu hạng, dành vị trí trên thị trường Thương mại và Đầu tư Xây dựng.