Công tác định vị tim cột sẽ diễn ra khi chủ thầu nhận được thông báo trúng thầu và cử người đại diện tới công trình nhận giao mặt bằng. Và sau khi nhận công trình thì đơn vị thi công sẽ tiến hành công việc định vị hệ thống tim trục, tim cột.
Mách bạn MẸO trong công tác định vị tim cột thi công
Trước khi nhận công trình, chủ thầu sẽ lên kế hoạch và phương án cho quá trình thi công thông qua các Phần mềm lập tiến độ thi công trong biện pháp thi công an toàn. Sau đó, chủ thầu sẽ tiến hành sắm cho công trình một chiếc máy quét tia laser. Nhằm mục đích cho công tác định vị tim cột thi công, công trình xây dựng và thi công nội thất.
Laser có thể thay thế cho 3 người trước đây làm cùng công tác định vị tim cột. Bên cạnh đó, nó còn giúp kỹ sư xác định vị trí nhanh hơn, chính xác hơn. So với một lần chi phí đầu tư ban đầu được sử dụng nhiều lần, nhiều công việc khác nhau thì đây quả là lựa chọn hiệu quả, tiết kiệm nhất (vì giá cho một laser không quá đắt).
Máy quét tia laser phát ra các tia laser thẳng đứng, tia ngang tạo vuông góc thay thế cho dây dọi hoặc dây ke thẳng trong thời gian nhanh nhất và có độ chính xác cao trong công tác định vị tim cột.
Trong thi công phần thô: máy quét tia laser có thể được sử dụng trong công tác định vị tim cột để định vị hệ trục thi công, lắp coppha sàn, dầm, cột và một số ứng dụng như xây cầu thang, kệ,…
Các dòng máy quét laser
Máy quét laser giúp chúng ta kiểm tra và khống chế sai số trong thi công, công trình. Dựa vào quy mô công trình mà chúng ta có các dòng máy quét tia laser:
- Máy phát điểm: Thuộc vào hạng đơn giản, phát ra dấu chấm laser.
- Laser điểm: Dạng máy quét này được sử dụng cho những công trình quy mô nhỏ, sử dụng trong nhà. Nó sẽ đảm nhận các công việc đơn giản như: sắp xếp nội thất, xác định góc vuông tường, gạch,…
- Laser nhiều tia: Khác với laser điểm chỉ sử dụng trong nhà thì laser được sử dụng cho cả trong nhà và ngoài trời. Và nó sử dụng vào cho những công việc phức tạp hơn. Chẳng hạn như: định vị hệ trục, xây cầu thang,…
- Laser xoay: Đây là loại thiết bị tích hợp các chức năng của các loại thiết bị trên. Laser tạo ra các điểm luân phiên tạo thành 1 đường 360 độ nhằm sử dụng cho những công trình quy mô lớn, ngoài trời như phân làn giao thông, đặt đường ống, …
Thi công cột sau công tác định vị tim cột hiện nay
#1. Công tác định vị tim cột bằng phương pháp máy tính
Dùng 2 máy kinh vĩ đặt theo 2 phương vuông góc để định vị vị trí, công tác định vị tim cột của cột, các mốc đặt ván khuôn, sơn và đánh dấu các vị trí này để đơn vị thi công xác định các mốc, vị trí yêu cầu một cách chuẩn xác.
#2. Lắp dựng cốt thép
- Cốt thép dùng để thi công cần đảm bảo các yêu cầu:
- Đảm bảo về số lượng, đúng kích thước, đủ số liệu và đặt đúng vị trí.
- Cốt thép phải sạch sẽ, nếu không mới nhưng phải đảm bảo không được hoen rỉ, không được dính bẩn, đặc biệt là dính dầu mỡ.
- Trong quá trình gia công cắt, uốn cần lưu ý không làm thay đổi tính chất cơ lý của cốt thép.
- Cần phân loại cốt thép buộc từng bó để thuận tiện cho việc sử dụng.
- Ghép ván sẽ thực hiện sau bước buộc cốt thép. Cốt thép được buộc bằng dây thép mềm d = 1mm, các khoảng nối phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật .Phải dùng các con kê bằng bê tông nhằm đảm bảo vị trí và chiều dày lớp bảo vệ cho cốt thép.
- Quá trình nối cốt thép: Chúng ta có thể nối bằng hàn hoặc buộc nhưng phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.Trên một mặt cắt ngang không nối quá 25% diện tích tổng cộng của cốt thép chịu lực với thép tròn trơn và không quá 50% với thép có gờ .Chiều dài nối buộc theo TCVN 4453-95 và không nhỏ hơn 250mm với thép chịu kéo và 200mm với thép chịu nén.
- Việc lắp dựng cốt thép phải đảm bảo:
- Các bộ phận lắp dựng trước không gây ảnh hưởng, cản trở đến các bộ phận lắp dựng sau.
- Luôn bảo đảm ổn định vị trí cốt thép, làm sao để trong quá trình thi công nó không bị biến dạng.
- Sau khi lồng và buộc xong cốt đai, cố định tạm ta lắp ván khuôn cột.
#3. Lắp dựng ván khuôn cột khi đã hoàn thành công tác định vị tim cột
- Nguyên liệu cho khuôn ván sẽ là gỗ xẻ, gỗ dán, thép tấm, nhựa….
- Ván khuôn cột nên sử dụng dạng có thể tháo lắp rời từng mảng. Và được dựng thủ công hoặc cũng có thể sử dụng cần trục để lắp ghép, tùy thuộc sự lựa chọn của đơn vị thi công.
- Kiểm tra, điều chỉnh vị trí ván khuôn bằng quả dọi hoặc máy kinh vỹ
- Định vị bằng các cây chống xiên hoặc ngang, dây neo…
#4. Đổ bê tông cột
- Quá trình đổ bê tông phải được tiến hành liên tục, không được dừng nghỉ
- Khi đổ bê tông thì đơn vị thi công nên đổ theo trình tự đã định trước, đổ từ xa đến gần; từ trong ra ngoài, chỗ thấp trước; đổ xong lớp nào thì dầm lớp đó.Liên tục và tuyệt đối không được nghỉ giữa chừng.
- Lưu ý chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 1,5m – 2m để tránh phân tầng bê tông. Sử dụng đầm dùi kỹ để tránh lỗ hổng, bọt khí gây ảnh hưởng đến chịu lực của cột về sau.
- Cột có kích thước cạnh nhỏ hơn 40cm và các cột bất kỳ nhưng có đai cốt thép chồng chéo thì nên đổ liên tục trong từng giai đoạn có chiều cao 1,5m. Cột cao hơn 5m nên chia làm nhiều đợt nhưng phải đảm bảo vị trí và cấu tạo mạch ngừng thi công hợp lý.
#5. Tháo dỡ ván khuôn cột khi hoàn thành
Thời gian tháo ván khuôn cột thông thường là 36-48h. Quá trình tháo phải tuyệt đối nhẹ nhàng, cẩn thận. Khi tháo xong phải bảo dưỡng liên tục trong 2-4 ngày để đảm bảo khả năng làm việc của bê tông.