Muốn có kinh nghiệm về giải pháp thi công nhà cao tầng thì chủ thầu phải nắm chắc các giải pháp kỹ thuật thi công là gì? Từ đó, mới có thể tiến hành thi công, công trình một cách thuận lợi và đạt chất lượng. Theo dõi ngay bài viết dưới đây để nắm giữ giải pháp kỹ thuật thi công nhà cao tầng mới nhất hiện nay từ Xây dựng Gia Nguyễn.
#1. Tổ chức thi công xây dựng nhà cao tầng
Thành lập đội/tổ thi công có người giám sát quản lý. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, từng người và cho từng hạng mục.
#2. Lựa chọn thiết bị vận chuyển nguyên vật liệu lên cao
Dựa vào độ cao và độ khó của công trình mà đơn vị thi công sẽ lựa chọn cho mình các thiết bị thi công khác nhau: vận thăng, bơm bê tông nhà cao tầng hoặc các biện pháp kỹ thuật thi công như cột, dầm, sàn, cầu thang và vách thang máy…
#3. Thực hiện công tác cốp pha
Bởi đây là dạng thi công trên cao nên nhà thầu phải cân nhắc, lựa chọn biện pháp thi công an toàn, phù hợp với công trình đang thi công.
Ở công trình cao tầng, người ta sẽ lựa chọn giải pháp thi công cốp pha cốt thép an toàn kết hợp với cây chống để lắp dụng cho các kết cấu nhỏ lẻ.
Lưu ý, cốp pha và đà giáo cần phải đảm bảo độ cứng, ổn định và dễ tháo lắp. Cốp pha phải được ghép thật kín, khít để không làm mất nước xi măng khi đổ và đầm bê tông.
#4. Lắp dựng cột, dầm và sàn
Muốn dựng cột, trước tiên chúng ta phải tiến hành đổ mầm cột để tạo đường dựng ván khuôn. Cũng cần phải lưu ý, cần đặt sẵn các thép chờ trên sàn để tạo chỗ neo cho cốp pha cột, sau đó gia công thành từng mảng có kích thước bằng kích thước của 1 mặt cột và ghép các mảng theo kích thước cụ thể của từng cột. Tuyệt đối phải ghi nhớ và không được quên để cửa sổ để đổ bê tông, chân cột có lỗ để vệ sinh trước khi đổ bê tông.
Cần phải xác định tim dầm sau đó rải ván lót để đặt chân cột trước khi lắp dựng dầm. Đặt cây chống chữ T đặt 2 cây chống sát cột và cố định 2 cột chống, tiếp đến đặt thêm một số cột theo dọc tim dầm. Rải ván đáy dầm trên xà đỡ cột chống T và cố định 2 đầu bằng hệ thống giằng. Sau đó đặt các tấm ván khuôn thành dầm rồi đóng đinh liên kết với đáy dầm rồi cố định mép trên bằng các gông, cây chống xiên, bu lông. Và đừng quên công đoạn kiểm tra tim dầm, chỉnh độ cao đáy dầm cho đúng với bản vẽ thiết kế.
Đối với phần sàn cần phải dùng ván khuôn thép định hình và đặt trên dàn giáo chữ A chịu lực bằng thép và xà gồ đỡ sàn và xà gồ thép.
#5. Thực hiện công tác cốt thép
Phải tiến hành gia công cốt thép theo thiết kế tại kho của công trường. Sau đó tiến hành công việc cắt và uốn thép cùng với hàn cốt thép. Quá trình này đòi hỏi cần phải đảm bảoan toàn, chính xác tuyệt đối. Chú ý, quá trình gia công cần phải sắp xếp theo từng chủng loại và cấu kiện riêng để tránh nhầm lẫn tối đa
#6. Đổ bê tông công trình
Kiểm tra lại ván khuôn về kích thước và khe hở trước khi đổ bê tông. Tiếp đó là kiểm tra
cốt bê tông theo trình tự từ xa tới gần và từ trong ra ngoài, bắt đầu từ chỗ thấp và đổ theo từng lớp, và đầm ngay lớp ấy. Lưu ý, chúng ta sẽ dùng đàm bàn cho sàn, đầm dùi cho cột, dầm và tường.
Sau khi đã đổ bê tông thì cần phải che chắn không để nước mưa rơi vào bê tông. Đổ bê tông cột có chiều cao < 5m và tường có chiều cao < 3m thì nên đổ liên tục. Đối vớt cột cao > 5m và tường cao >3m thì nên chia làm nhiều đợt nhưng cần phải đảm bảo vị trí và cấu tạo mạch ngừng thi công hợp lý. Bê tông dầm và bản sàn được tiến hành đồng thời, khi dầm có kích thước lớn hơn 80cm thì có thể đổ riêng từng phần nhưng phải bố trí mạch ngừng thi công hợp lý.
Để kiến tạo một công trình chất lượng đạt chuẩn trên thị trường Xây dựng, đòi hỏi chủ đầu tư, đặc biệt là chủ nhà thầu – Người trực tiếp đứng ra thi công, công trình phải có kinh nghiệm nhất định về đầu tư và xây dựng. Liên hệ Xây dựng Gia Nguyễn để kiến tạo nên những công trình chất lượng mang giá trị bền vững!