Dựa vào bảng tiến độ thi công để nhà thầu thi công và chủ đầu tư nắm chắc được quá trình thi công, xem xét tiến độ công trình đã hoàn thiện đến đâu; có phát sinh vấn đề gì trong quá trình thi công hay không? Từ đó để đo lường đánh giá. Vì sao cần phải có bảng tiến độ thi công? Vậy cùng Xây dựng Gia Nguyễn tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!
Tại sao cần phải có bảng tiến độ thi công?
Một công trình xây dựng sẽ hoàn thiện kịp tiến độ và đạt chất lượng khi chủ thầu và nhà đầu tư nắm rõ kế hoạch tiến độ thi công. Nhìn vào bảng tiến độ thi công sẽ giúp cho nhà thầu nắm rõ hơn các hoạt động của công trình trong suốt quá trình thi công. Từ nguồn lực, vật liệu, kinh phí…đến thời gian thi công dự án và bao lâu nữa sẽ hoàn thành công trình, hoặc dự trù có thể hoàn thành công trình trước thời gian dự kiến.
Đồng thời thông qua kế hoạch tiến độ thi công có thể giúp các nhà đầu tư nắm bắt tình hình, giải quyết kịp thời các tình huống phát sinh, ảnh hưởng đến quá trình thi công công trình. Nhằm đảm bảo dự án có thể hoàn thành đúng kế hoạch và đảm bảo kinh phí.
Chính vì vậy, chúng ta cần phải có bảng tiến độ thi công cho mọi công trình/dự án xây dựng.
Những yêu cầu và cơ sở để tiến hành lập bảng tiến độ thi công
Nếu không nắm rõ yêu cầu cũng như các cơ sở trong quá trình lập bảng tiến độ thi công thì dự án của bạn sẽ khó đạt được kết quả mong đợi. Vậy nên, trước khi lập bảng tiến độ cần chú ý xác định đúng những yêu cầu và cơ sở sau:
#1. Yêu cầu về tiến độ hoàn thành thi công
- Đưa ra những phương án cụ thể cho dự án
- Tận dụng các nguyên vật liệu, máy móc sẵn có để tiết kiệm chi phí
- Vạch ra chi tiết, thứ tự ưu tiên các hạng mục cần thi công và áp dụng cách thức xây dựng hiện đại phù hợp với các loại công trình.
- Cần tập trung nhân lực, vật lực cho những khâu quan trọng của dự án/công trình.
- Cân bằng mọi hoạt động, đảm bảo sự nhịp nhàng giữa các khâu nhằm đảm bảo tiến độ cho dự án.
#2. Cơ sở đảm bảo cho tiến độ hoàn thành thi công
- Chi tiết hóa sơ đồ bản vẽ dự án công trình
- Những quy định, tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật
- Năng lực, giới hạn sử dụng lao động, máy móc và trang thiết bị kỹ thuật
- Áp dụng khoa học công nghệ sử dụng thi công, biện pháp thi công.
- Khảo sát địa hình, vị trí giao thông của công trình chuẩn bị thi công
- Nắm rõ diện tích của tổng dự án thi công.
- Kiểm tra kỹ lưỡng hệ thống cấp điện, nước cho quá trình thi công.
- Dự trù thời gian hoàn thành và bàn giao công trình hoàn thiện cho chủ đầu tư.
6 Bước tiến hành lập bảng tiến độ thi công đạt đến độ chuẩn xác
Để có thể lập được một bảng tiến độ hoàn chỉnh và phù hợp với các công trình xây dựng, nhà thầu cần đảm bảo 6 bước sau đây:
Bước 1:
Vạch ra những công việc cụ thể cần làm trong suốt quá trình thi công và hoàn thiện công trình, từ phân công công việc đến chi tiết khoảng thời gian. Vạch ra những hạng mục quan trọng cần tập trung nguồn lực.
Bước 2:
Để công trình hoàn thành đúng tiến độ thì chủ thầu phải thành thạo phần mềm lập tiến độ thi công nhằm quản lý có hiệu quả nhân lực, kinh phí, nguyên vật liệu… Đồng thời, sắp xếp thứ tự công việc phải thực hiện một cách logic để nắm rõ được những hạng mục sẽ làm trong thời gian bao lâu và tiếp đến là hạng mục ưu tiên nào?
Bước 3:
Dự trù kinh phí cho dự án và dự trù kinh phí phát sinh cho tất cả các hạng mục. Nếu làm tốt khâu này thì nhà đầu tư sẽ khá yên tâm cho sự thành công của dự án mà không lo đến những khoản phát sinh ngoài dự tính.
Tiếp đến, là khâu định lượng số lượng nguồn nhân lực từ công nhân, nhân viên đến bảo vệ nhằm đảm bảo công trình được thi công thông suốt.
Bước 4:
Chúng ta sẽ tính toán kinh phí cho công trình thi công song song với việc tính toán khoảng thời gian hoàn thành các hạng mục và công trình hoàn chỉnh. Khâu này đòi hỏi sự phân tích tỷ mỉ từ các nhà thầu để tránh sai sót và sai số.
Bước 5:
Tiến hành xây dựng bảng tiến độ các công việc thông qua các phần mềm như như MS Project và đường Găng (Critical Path Method). Đây được xem là bước để xây dựng những kế hoạch tổng quát nhất cho quá trình thi công công trình.
Bước 6:
Theo dõi và giám sát tiến độ công việc. Rà soát chi tiết, cụ thể các công việc, chi phí phát sinh, nguyên vật liệu để điều chỉnh kịp thời thông qua kết quả báo cáo của quản lý công trình. Các chủ thầu có thể sử dụng Project Change Request để yêu cầu thay đổi tiến trình, quản lý các hạng mục.
Trên đây là Cách lập bản tiến độ thi công chuẩn năm 2021 mà Xây dựng Gia Nguyễn mách bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ và tự vấn về Xây dựng thì chúng tôi luôn sẵn sàng.
Xem thêm: