An toàn lao động trong bất cứ ngành nghề nào đều phải đặt lên hàng đầu.Và trong thi công, công trình thì vấn đề an toàn lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Hãy để Gia Nguyễn mách bạn những kinh nghiệm về biện pháp thi công trên cao an toàn cho mọi công trình lớn, bé nhé!
Để công trình thi công diễn ra suôn sẻ, đúng tiến độ đòi hỏi các chủ thầu phải nắm vững các nguyên tắc về thi công an toàn và bỏ túi cho mình các kinh nghiệm về biện pháp thi công trên cao an toàn. Và phải có những hiểu biết rõ ràng về Phân biệt biện pháp thi công tổng thể và biện pháp thi công chi tiết để công trình đảm bảo chất lượng trước khi bàn giao cho chủ đầu tư/khách hàng.
#1. Kinh nghiệm thi công nhà cao tầng
Công trình thi công trên cao đòi hỏi chủ thầu phải đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho nhân lực cũng như người đi đường khi đi qua công trình đang thi công. Nó đòi hỏi tính chuyên môn kỹ thuật kỹ thuật cao và đảm bảo độ an toàn từ phía đơn vị xây dựng. Muốn công trình/dự án bàn giao đúng tiến độ, chất lượng, thẩm mỹ và nâng cao giá trị của mình đối với khách hàng đòi hỏi nhà thầu phải có kinh nghiệm thi công.
#2. Trình tự thi công nhà cao tầng như thế nào để đảm bảo an toàn?
Chủ thầu cần có kinh nghiệm trong việc phân chia giai đoạn thi công, công trình. Cụ thể:
Giai đoạn 1: Giai đoạn trước khi xây dựng
Có bột mới gột nên hồ. Kinh nghiệm về ý tưởng công trình, giấy phép hoạt động, chuẩn bị đầy đủ mặt bằng, sẵn sàng tiếp nhận vật tư, nguyên vật liệu.
Giai đoạn 2: Xử lý nền móng – Công đoạn không thể thiếu cho biện pháp thi công trên cao an toàn
- Kiểm tra lại trang thiết bị, vật tư, vật liệu xây dựng.
- Tiến hành quá trình ép cọc thử nghiệm công trình có thích hợp cho việc ép cọc hay không? nhằm thay đổi phương án kịp thời. Nếu không có vấn đề gì thì có thể tiến hành ép cọc đại trà.
- Sau khi ép cọc đại trà thì tiến hành nghiệm thu giai đoạn này với chủ đầu tư.
Giai đoạn 3: Thi công móng với bê tông cốt thép
Các công đoạn tiến hành theo trình tự thi công nhà cao tầng như sau:
- Tiến hành đào hố móng, chuẩn bị cho bước đổ bê tông lót. Sau đó, đổ bê tông móng; xây tường móng. Và cuối cùng đổ giằng.
- Thi công kết hợp cùng các hạng mục phụ như bể ngầm, bể phốt, hố ga,…
- Tiếp tục nghiệm thu giai đoạn này để chuyển sang giai đoạn tiếp theo của công trình.
Giai đoạn 4: Tiến hành thi công phần thân
Giai đoạn này chủ thầu phải nắm chắc: hệ thống khung, sàn nhà, tường và mái. Mục đích, triển khai tiếp các công việc như: xác định dấu mốc chuẩn để thi công, sau đó lắp cốt thép, ghép cốp pha và cuối cùng là đổ bê tông.
Theo đó, giai đoạn này, chủ thầu sẽ áp dụng cho cả tòa nhà từ tầng 1 lên tới phần mái: Thi công cột bê tông, cốt thép => Thi công sàn bê tông tầng 1 => Xây tường tầng 1 => Xây cầu thang tầng 1. Sau khi hoàn thành các công đoạn tầng 1, đơn vị sẽ tiến hành nghiệm thu tầng 1. Và tương tự cho các tầng còn lại của công trình
Giai đoạn 5: Tiến hành thi công phần mái
Khi tiến hành thi công phần mái, đơn vị thi công sẽ phải lưu ý:
- Sử dụng các vật liệu cách nhiệt, tạo độ dốc cho mái.
- Tiến hành đổ bê tông chống thấm cho phần mái.
- Hoàn thiện và tiến hành nghiệm thu phần mái.
Giai đoạn 6: Hoàn thiện
Ở giai đoạn này, đơn vị tuân theo nguyên tắc từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài. Theo kinh nghiệm thi công nhà cao tầng thứ tự:
- Trát tường nhà và phần trần nhà.
- Lát nền và láng sàn. Sau đó kiêm luôn ốp tường.
- Làm trần nhà và trang trí các chi tiết cho trần nhà.
- Lắp đặt cửa nhà và các thiết bị kỹ thuật theo yêu cầu.
- Sơn tường
- Nghiệm thu tất cả các hạng mục, công trình.
Giai đoạn 7: Tổng vệ sinh và bàn giao công trình
Tất cả mọi công trình sau khi đã nghiệm thu toàn bộ thì đơn vị thi công sẽ tiến hành tổng dọn về sinh sạch sẽ và nghiệm thu toàn bộ một lần nữa rồi mới tiến hành bàn giao công trình hoàn thiện cho chủ đầu tư hoặc khách hàng (chủ nhà/chủ công trình).
Trên đây là những kinh nghiệm về biện pháp thi công trên cao an toàn quý báu mà Xây dựng Gia Nguyễn mách bạn. Hi vọng chúng hữu ích cho bạn. Liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn miễn phí về thương mại và đầu tư xây dựng.